Tìm hiểu nguồn gốc sự tích gắn liền với tượng gỗ Phúc Lộc Thọ

Tượng gỗ Phúc Lộc Thọ là một trong những bức tượng gỗ hiện đang được đông đảo người dân Việt Nam ưa chuộng để bày trí trong nhà. Tuy nhiên, dám chắc không phải bất cứ ai nào cũng có thể hiểu và nắm rõ được sự tích của bức tượng này, thậm chí ngay cả những người đã thờ cúng tượng Tam Đa nhiều năm cũng chưa hẳn hiểu rõ về nguồn gốc ra đời của bức tượng. Vì vậy, những chia sẻ dưới đây, chúng tôi xin dành để nói về vấn đề này.


Tìm hiểu nguồn gốc sự tích gắn liền với tượng gỗ Phúc Lộc Thọ:

1. Tượng ông Phúc
Theo truyền thuyết kể lại thì ông Phúc chính là Quách Tử Nghi, ông vốn là một thừa tướng tài hoa thời nhà Đường. Vốn xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, đất đai hàng trăm mẫu, nhà nhiều vàng bạc châu báu không kể xiết. Tuy nhiên ông lại là con người sống liêm khiết, thanh liêm, tuyệt đối không vì vinh hoa phú quý mà đánh mất nhân cách. Cả cuộc đời ông tham gia triều chính, giúp vua trị nước, được người đời yêu quý và tôn trọng.



Đặc biệt đến lúc 83 tuổi thì ông đã có cháu đích tôn đời thứ 5 tức là có cháu ngũ đại. Và theo phong tục của người Hoa thì người mà sống đến lúc có cháu ngũ đại thì chắc chắn phải là người có phúc đức, phúc rất dày. Ly kỳ hơn đó là cả 2 vợ chồng Tử Nghi đều bằng tuổi nhau, khi ông chết thì người vợ cũng đi theo, cả 2 đều được hợp tang chung, sống chết bên nhau trọn đời, có phúc nào được như vậy. Do đó người ta đặt tên cho ông là ông Phúc.

2. Ông Lộc
Ông Lộc chính là Đậu Tử Quân, một thừa tướng thời nhà Tấn, vàng bạc trong nhà chất như núi, ông nhận của đút lót của những kẻ nịnh thần mua quan bán tước, nên ông còn được coi như một tham quan. Mặc dù vàng bạc châu báu nhiều vô kể xiết nhưng đến tận 80 tuổi mà vẫn chưa có cháu đích tôn. Mà theo quan niệm xưa thì một gia đình mà không có con cháu đích tốn nối dõi thì được coi như một tội lớn. Do đó ông vì sầu nghĩ sinh bệnh mà chết.


Thậm chí trước khi nhắm mắt ông còn nói: ‘Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?’. Vì thế người đời đặt tên ông là Lộc với ước mong tài lộc sẽ đến.

3. Ông Thọ
Ông Thọ có tên là ĐôngPhương Sóc, một Thừa tướng đời Hán. Ông là người rất thích nhận bổng lộc của vua ban cho nhưng lại không bao giờ nhận của đút lót, chỉ thích lộc của vua thưởng. Tiền lộc nhận được ông đem mua gái đẹp về làm thê thiếp, ông thọ đến 125 tuổi, khi chết chỉ còn đứa chút đời thứ 4 lo táng, còn tất cả con, cháu, chắt đều đã chết hết. Người đời đặt tên ông là Thọ với ngụ ý khi chết mà không còn con cháu, con cháu hết cơm gạo, chút phải làm ma chay thay cho ông cụ nội. Vậy thì thử hỏi Thọ như vậy để làm gì?

Vì vậy người đời dựng tượng gỗ Phúc Lộc Thọ không chỉ với mục dích cầu phúc – lộc – thọ đến với gia đình mà còn như để răn dạy mỗi người về nhân cách, sống sao cho đúng.

Tham khảo các sản phẩm tại: TuongGoCaoCap
Tìm hiểu nguồn gốc sự tích gắn liền với tượng gỗ Phúc Lộc Thọ Tìm hiểu nguồn gốc sự tích gắn liền với tượng gỗ Phúc Lộc Thọ Reviewed by Unknown on 19:27 Rating: 5

Không có nhận xét nào