Tượng gỗ Tam Đa gắn liền với truyền thuyết gì?

Mỗi bức tượng gỗ mà chúng ta dùng để bày trí và thờ cúng trong nhà đều ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc gắn liền với một sự tích cũng như truyền thuyết nhất định, phản ánh được mong muốn của người đời. Vậy tượng gỗ Tam Đa gắn liền với truyền thuyết gì? Nếu trong gia đình bạn đang thờ cúng tượng Tam Đa hoặc bạn đang có ý định sắm sửa bức tượng này thì rất cần thiết phải nắm rõ được điều này.


Tượng gỗ Tam Đa gắn liền với truyền thuyết gì?

Bức tượng gỗ Tam Đa ra đời gắn liền với nhiều truyền thuyết khác nhau. Trong đó có 2 truyền thuyết điển hình được người đời truyền lại, cụ thể:

1. Truyền thuyết 1
Tương truyền, từ thời thượng cổ ở Trung Quốc, có một vị vua thường gọi là vua Nghiêu nổi tiếng tài người hiền minh, có tài trị quốc nên đất nước rất phát triển, mang lại hòa bình của người dân. Trong dịp đi du ngoạn xuân ở vùng Hoa Phong để hiểu về nhân tình thế thái thì ngài đã được người dân chúc phúc.

Đầu tiên là chúc vua sống trường thọ nhưng vua không nhận, thứ 2 là chúc vua nhận được nhiều tài lộc và phú quý, nhà vua lại từ chối. Thứ 3, người dân chúc ngài sinh được nhiều con trai để tỏa phúc cho cả hoàng tộc. Tuy nhiên lúc này vua vẫn không nhận, thay vào đó ngài đã ban những điều đó thành 3 lời chúc tụng cho tất cả trăm họ gồm ‘Đa phúc – đa lộc – đa thọ’ tức Tam đa, cũng từ đó người dân dựng thành tượng Tam đa để thờ cúng.

2. Truyền thuyết 2
Sự tích kể lại thì bức tượng gỗ Tam Đa chính là hình ảnh biểu tượng cho 3 ông gồm : ông Phúc, ông Lộc và ông Thọ, 3 ông chính là 3 con người có thật trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc thời xưa. Nhân cách, tư tưởng và cuộc sống của họ gắn liền với từng cái tên ‘Phúc – Lộc – Thọ’, chính những giai thoại của họ để lại đã ảnh hưởng đến tư tưởng của người đời và được lưu truyền cho đến ngày nay.


- Ông Phúc: chính là thừa tướng nhà Đường tên Quách Tử Nghi, mặc dù gia đình là quý tộc, tiền bạc châu báu không thiếu nhưng ông không bao giờ để mất nhân cách, là một vị quan liêm khiết. Đặc biệt trước lúc chết (ở tuổi 83) thì ông đã có cháu ngũ đại, người đời cho rằng phải phúc đức lắm mới được như vậy, cho nên đặt tên ông là Phúc.

- Ông Lộc: là vị thừa tướng Tấn tên Đậu Tử Quân, ông đươc coi là một tham quan chuyên nhận của đút lót hối lộ, vì vậy mà trong nhà vàng bạc, châu báu chất như núi. Tuy nhiên đến lúc cuối đời (gần 80) mà ông vẫn chưa có cháu đích tôn, vì lo nghĩ mà sinh bệnh chết. Trước khi chết ông nói ‘Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?’


- Ông Thọ: là thừa tướng nhà Hán, có tên Đông Phương Sóc, ông nhận được rất nhiều bổng lộc của nhà vua nhưng tuyệt đối không nhận của đút lót. Ông sống thọ đến 125 tuổi, lúc ông mất thì con cháu và chắt đã mất từ lâu, chỉ còn đứa chút đời thứ 4 lo ma chay. Vì vậy người ta gọi ông là ông Thọ.

Tham khảo: Giá bán tượng gỗ tam đa
Tượng gỗ Tam Đa gắn liền với truyền thuyết gì? Tượng gỗ Tam Đa gắn liền với truyền thuyết gì? Reviewed by Unknown on 19:33 Rating: 5

Không có nhận xét nào